Bí quyết giúp bé ăn ngon miệng
9 Jun
Mình vẫn thường xuyên nhận được thư của các mẹ gần xa thắc mắc xung quanh vấn đề ăn dặm của bé. Những câu hỏi khó trả lời của các mẹ là “Sao bé nhà em không lên cân?”, “Sao bé nhà em lên cân chậm quá?” hay “Sao bé không chịu ăn?”. Có mẹ còn nói “chị có bao nhiêu bí quyết thì san sẻ cho chúng em với”. Nỗi lòng của các mẹ âu cũng vì lo lắng cho con.
Có một ngàn lẻ một lý do làm bé không lên cân, lên cân chậm hoặc bé không chịu ăn. Vì mỗi bé có một thể trạng khác nhau nên sức hấp thu dinh dưỡng khác nhau, mỗi mẹ lại có cách chăm sóc bé khác nhau. Và mỗi giai đoạn phát triển của bé cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến chuyện ăn uống của bé.
Chẳng hạn, khi bé mọc răng, bé thường bị biếng ăn vài ngày, một tuần hoặc lâu hơn. Hoặc khi bé lớn dần hơn, bé sẽ ý thức hơn về môi trường xung quanh mình nên dễ chểnh mảng chuyện ăn uống. Hiện tượng biếng ăn này các bác sĩ gọi là “biếng ăn sinh lý”. Hoặc khi bé ốm, bé sẽ kém ăn so với bình thường. Các bác sĩ gọi đây là “biếng ăn bệnh lý”.
Có nhiều bé thường xuyên bị ép ăn, bữa ăn không vui vẻ lâu dần sẽ khiến bé phản ứng lại với việc ăn uống, bằng chứng là bé không thích ăn hoặc không chịu ăn. Bé vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem TV, vừa ăn vừa chạy nhảy cũng sẽ làm cho bé mất tập trung vào bữa ăn. Thậm chí khi bé ăn, ông bà, cô, dì, chú, bác tập hợp xung quanh để cổ vũ, hát hò, làm trò vui để bé ăn nhưng điều này vô tình lại có tác dụng ngược lại: làm bé phân tâm với chuyện ăn uống, bé không biết mình đang ăn gì, ngon hay dở. Hiện tượng bé không thích ăn với những lý do này các bác sĩ gọi là “biếng ăn tâm lý”.
Ngoài ra, kỹ năng chế biến món ăn của các mẹ và thói quen cho bé ăn một món thập cẩm lâu ngày khiến bé chỉ nhìn thấy món ăn là đã ngán chứ chưa nói đến ăn. Và đa số các mẹ thường thiết lập thời gian biểu ăn uống dày đặc khiến bé không kịp tiêu hóa thức ăn bữa trước đã phải ăn bữa sau. Điều này dễ hiểu nếu bé chẳng có hào hứng gì khi ăn.
Như vậy, có thể thấy rõ 4 lý do chính làm bé ăn uống không hài lòng mẹ: biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn do thói quen chăm con của mẹ. Đối với bé biếng ăn sinh lý, các mẹ không nên sốt ruột, hãy đợi vài ngày bé ăn uống bình thường trở lại. Trong thời gian đó, vẫn duy trì chế độ ăn bình thường, bé ăn được bao nhiêu tùy bé. Mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng bằng nhiều nguồn khác: sữa, hoa quả … Đối với bé biếng ăn bệnh lý thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ điều trị. Khi khỏi bệnh, bé sẽ ăn uống trở lại bình thường. Đối với bé biếng ăn tâm lý, mẹ cần tạo điều kiện thoải mái nhất cho bé khi ăn. Nên cho bé ăn vào lúc bé tỉnh táo, không buồn ngủ. Đến bữa ăn, nên tập cho bé ngồi đúng chỗ quy định (nên dùng ghế ăn), mẹ làm mẫu cho bé làm theo, tránh chỗ đông người, tránh tiếng ồn ào khiến bé phân tâm, tuyệt đối không nên cho bé đi ăn rong (vừa mất vệ sinh, vừa làm bé ăn mà không biết mình ăn gì, ngon hay dở, vừa dễ sinh tật ngậm thức ăn vì bé mải quan sát xung quanh).
Riêng trường hợp bé biếng ăn do thói quen của mẹ thì không ai khác là mẹ cần khắc phục để giúp bé ăn ngon miệng hơn. Để khắc phục trường hợp bé biếng ăn do thói quen của mẹ, mình lưu ý các mẹ quan tâm nhiều hơn đến khoảng cách giữa các bữa ăn của bé. Khi bé vừa lọt lòng mẹ, lời khuyên của các bác sĩ Việt Nam đối với mẹ là: mẹ nên cho bé bú cách 2 tiếng 1 lần. Lời của các bác sĩ không sai nhưng bác sĩ “quên” nói rằng đến khi nào thì nên giãn khoảng cách các bữa ăn ra cho phù hợp. Hệ quả là, các mẹ luôn “khắc cốt ghi tâm” lời khuyên quý báu của các bác sĩ, ngay cả khi bé đến tuổi ăn dặm, thậm chí khi bé đã 3-4 tuổi. Để chia sẻ phần nào nỗi vất vả của các mẹ, mình post lên đây lịch ăn của bé để các mẹ tham khảo và điều chỉnh cho phù hợp.
Lịch ăn cho bé tuổi ăn dặm
(Mỗi bữa ăn dặm không kéo dài quá 30 phút.
Sau mỗi bữa ăn dặm có thể cho bé bú thêm sữa nếu bé chưa no.)
Theo bảng trên thì đối với bé ăn dặm giai đoạn 1-2-3, mỗi bữa cách nhau 4 tiếng. Nếu các mẹ thực hiện đúng khoảng cách giữa các bữa ăn như vậy thì bé sẽ ăn ngon miệng hơn vì bé đói. Lại có mẹ tâm sự rất “ngộ” rằng : “em sợ cách 4 tiếng thì con sẽ đói bụng”. Ồ, con đói bụng thì cho con ăn, sao mẹ lại sợ nhỉ?! Lẽ ra mẹ nên vui khi “con biết đói bụng” mới phải. Vì đại đa số các bé cứ bị nhồi nhét ăn uống mà chẳng bao giờ biết đói bụng cả. Vì vậy, các mẹ cứ yên tâm với thời gian biểu trên đây. Mong rằng nhiều mẹ sẽ thấy tuyệt vời hơn với lịch ăn như thế. Còn khi bé bước sang giai đoạn 4 thì thời gian 3 bữa chính trong ngày của bé trùng với thời gian 3 bữa chính của bố mẹ. Cụ thể, bé ăn sáng lúc 7h, ăn trưa lúc 12h, ăn tối lúc 18h.
Bố mẹ nên ăn cùng con vào 3 bữa chính để làm mẫu cho con. Con sẽ nhìn bố mẹ và làm theo. Đó là lúc bố mẹ dạy cho con các kỹ năng ăn uống hiệu quả nhất mà không cần phải hô khẩu hiệu, hò hét, ra rả những quy định rằng con phải thế này hay thế nọ. Ngoài ra, xen kẽ giữa 3 bữa chính, bé còn có 2 bữa phụ lúc 10h sáng và 3h chiều. Các bữa phụ này không phải để bé ăn lấy no mà chỉ cần 1 chiếc bánh quy nhỏ với một ly nước hoa quả, trà, sữa chừng 50ml, hoặc 1 hộp sữa chua thôi là đủ. Ngoài thời gian ăn uống, cần cho bé thời gian nghỉ ngơi và vận động để tiêu hóa thức ăn.
Về lượng ăn của bé tuổi ăn dặm, đa số các mẹ thường cho bé ăn quá nhiều một bữa, chưa kể là ăn quá nhiều bữa trong ngày. Hệ quả là, bé nào đáp ứng tốt thì có nguy cơ mắc bệnh béo phì trong tương lai, còn bé nào đáp ứng kém thì sẽ dẫn đến trình trạng biếng ăn lâu dần thành suy dinh dưỡng. Sau đây là lượng ăn gợi ý dành cho bé tuổi ăn dặm. Có bé sẽ ăn ít hơn lượng này, cũng có bé sẽ ăn nhiều hơn lượng này một chút tùy khả năng của bé. Các mẹ tùy vào khả năng của bé mà điều chỉnh cho phù hợp với bé.
Lượng ăn cho một bữa của bé tuổi ăn dặm
(Bữa ăn của bé bao gồm 4 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, đạm, chất xơ, chất béo)
Hy vọng rằng, khi thấy con kém ăn, các mẹ không nên sốt ruột mà hãy tìm hiểu rõ lý do để tìm cách khắc phục. Chúc các bé có những bữa ăn ngọn miệng hơn. Chúc các mẹ giảm stress và yên tâm nuôi bé.
0908.69.0002
Hỗ trợ online:
Zalo 0908.69.0002
FB: Nguyen Hong
Page: Made in japan
300.000
250.000
200.000
145.000
300.000
220.000
300.000
220.000
600.000
499.999
350.000
300.000
70.000
55.000
250.000
155.000
200.000
120.000
200.000
155.000
200.000
165.000
300.000
215.000